Bất động sản trên công nghệ Blockchain
Có thể anh em đã từng nghe qua thuật ngữ "đầu tư BĐS dựa trên công nghệ Blockchain", vậy thì làm sao công nghệ blockchain lại có thể ứng dụng trong lĩnh vực bất động sản, nó đem lại lợi ích gì và rủi ro ra sao. Hôm nay mình có dịp nghe nói về khái niệm này nên viết bài để chia sẻ cho anh em sơ lược về BĐS Blockchain là gì, hay tiếng Anh gọi là Blockchain Real Estate.Bất động sản công nghệ BlockChain |
Lấy ví dụ nhé, 1 căn nhà 100 mét vuông mặt tiền Trần Hưng Đạo Q1 được định giá 100 tỷ, người ta sẽ chia nó ra 1000 đơn vị, mỗi đơn vị tương ứng với 0,1 mét vuông, tương ứng với giá trị 100 triệu đồng. Như vậy ta sẽ có 100 tỷ được chia thành 1000 phần nhỏ, tức là 1000 token, mỗi token trị giá 100 triệu đồng.
Những người mua 1000 token đó (một người được quyền mua nhiều token) là đồng sở hữu của cái nhà 100 tỷ này, có nghĩa cái nhà là sở hữu chung, không của riêng ai.
Lợi ích:
Tài sản được chia nhỏ để nhiều người cùng sở hữu, một tài sản không thể được chia nhỏ 2-3 lần để bán qua tay nhiều lần.
Rủi ro:Luật pháp và các quy định có công nhận quyền sở hữu BĐS theo hướng token hay không? Hiện tại, condotel hay officetel vẫn còn chưa có hồi kết, thì ai đảm bảo quyền lợi cho những người sở hữu BĐS theo kiểu token này?
Quay lại căn nhà. Vì không ai là chủ sở hữu riêng của cái nhà 100 tỷ này, cho nên sẽ cần phải có 1 bên thứ 3 đứng ra làm đơn vị quản lý nó và làm sàn giao dịch để anh em mua bán token theo giao thức p2p với nhau. Ngoài ra công ty thứ 3 này sẽ dùng căn nhà đó kinh doanh để kiếm lời, ví dụ cho thuê, hoặc đầu tư kinh doanh, hoặc bán được giá 120 tỷ (lời 20% so với giá vốn 100 tỷ). Với 120 tỷ này, có nghĩa là giá trị thị trường của 1 token đã tăng 20% lên 120 triệu/token so với ban đầu là 100 triệu, họ có thể đem bán token để lấy tiền về, hoặc giữ đó để tiếp tục sinh lời (hoặc lỗ, nếu như giá trị căn nhà rớt xuống thấp hơn 100 tỷ).
Lợi ích:
Chúng ta có thể đầu tư từ những số tiền nhỏ, không cần phải nhiều vốn. Với giao thức p2p, mọi người có thể đầu tư BĐS Blockchain ở khắp mọi nơi trên thế giới, anh A có thể trực tiếp bán token cho chị B, không cần phải thông qua trung gian môi giới BĐS (nhưng phải thông qua sàn giao dịch).
Rủi ro:Nếu đơn vị quản lý làm tăng giá trị BĐS thì tốt, nhưng nếu thua lỗ (cháy nhà, hư hỏng v.v...) làm giá nhà tụt xuống dưới 100 tỷ thì anh em sẽ bị lỗ.
Vì ứng dụng trên công nghệ Blockchain, người ta sẽ không sử dụng tiền đô la Mỹ hoặc VND để giao dịch trực tiếp, mà sẽ thông qua một đồng tiền số cụ thể có giá trị ổn định, gọi là stable coin, ví dụ 1 stable coin = 1 triệu VND. Lúc này, để mua 1 token để trở thành đồng sở hữu của căn nhà kể trên, anh em phải bỏ ra 100 triệu ~ 100 stable coin. Nếu ngân hàng có thể tham gia cuộc chơi này thì tốt, họ có thể vừa huy động được tiền trong xã hội để "số hóa" lượng tiền này thành các token, nhưng việc này có vẻ hơi khó thành hiện thực.
Ảnh: List Academy |
Rủi ro:Đồng stable coin cũng không thể nằm ngoại lệ của việc lên xuống theo giá trị thị trường, cho nên 1 triệu/1 coin không phải là hằng số.
Nếu sàn giao dịch, công ty quản lý BĐS đó phá sản, không ai đảm bảo được làm cách nào để anh em bán token để rút vốn, khả năng mất tiền đầu tư là có.
Ngay từ khi bắt tay xây dựng BĐS, người ta đã có thể tokenize nó để gọi vốn. Nếu đang xây giữa chừng mà ngưng thi công, token đã mua rồi nhưng bán lại mất giá hoặc bán không ai mua, khả năng lỗ tiền là có.
Tựu chung, công nghệ Blockchain khi ứng dụng cho lĩnh vực bất động sản sẽ giúp chủ đầu tư dễ gọi vốn hơn, dễ huy động vốn bằng cách chia nhỏ sản phẩm, nhưng đầu tư bất động sản khi mình không phải là chủ sở hữu thì ai cũng muốn được hoàn vốn, mà khả năng hoàn vốn thì vẫn còn là câu hỏi chưa có lời đáp...
Cùng tìm hiểu Bất động sản trên công nghệ Blockchain là gì, và lợi ích và rủi ro ra sao nhé.
Nguồn: TinhTe
Post A Comment:
0 comments: